Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Các câu hỏi thường gặp về bệnh lây nhiễm chlamydia

Chlamydialà bệnh gì? Đâu là bệnh nhiễm khuẩn do Chlamydia tracomatis gây ra, bệnh lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục, một vài trường hợp khác là lây nhiễm gian tiếp khi tiếp xúc với khuẩn chlamydia hoặc từ mẹ sang con. Cũng giống như nhiều bệnh xã hội khác, chlamydia gây tổn thương rất lớn đến sức khỏe của người bệnh như gây bệnh ở trực tràng mắt, kết mạc mắt, gan, mô mềm… Tuy nhiên, về bản chất bệnh không phải ai cũng biết. Do đó, các chuyên gia bệnh xã hội có những câu giải đáp cụ thể về căn bệnh này. Chúng ta cùng tham khảo và nắm rõ để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, trên thế giới có khoảng 15 triệu người bị nhiễm Chlamydia, số người nhiễm mới hàng năm có khoảng 300 000 người. Bệnh không có nhiều biểu hiện, thậm chí rất mờ nhạt nên khó chẩn đoán lâm sàng. Hầu hết, bệnh tập trung ở những người đang có hoạt động tình dục. Tại Việt Nam hiện nay chưa có thống kê chính xác về số lượng mắc nhiễm căn bệnh này hàng năm. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ mắc nhiễm bệnh này cũng khá cao.
Chlamydia trachomatis lây truyền như thế nào?
Theo các chuyên gia bệnh xã hội cho biết, chlamydia lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Tức là giao hợp không có biện pháp bảo vệ, theo mọi hình thức (âm đạo, hậu môn, miệng). Càng những người có nhiều mối quan hệ tình dục, q  uan hệ với gái mái dâm… càng dễ mắc nhiễm. Một số trường hợp khác là lây nhiễm gián tiếp qua đồ dùng cá nhân khi có mầm bệnh, lây nhiễm từ mẹ sang con.
Tôi có nguy cơ bị lây nhiễm chlamydia hay không?
Bất kì ai có quan hệ tình dục cũng có thể bị lây nhiễm chalmydia và quan hệ bằng bất cứ hình thức nào cũng có thể bị nhiễm. Thanh niên, là những đối tượng có tỉ lệ mắc nhiễm cao hơn cả. Người đồng tính nam, lưỡng tính có quan hệ tình dục với đàn ông cũng có nguy cơ bị lây nhiễm vì chlamydia có thể lây truyền qua tình dục đường miệng và hậu môn.


Nhiễm Chlamidia có biểu hiện như thế nào?
Theo các chuyên gia cho biết, có khoảng hơn 50% trường hợp người bệnh mắc nhiễm chlamydia không có biểu hiện hoặc biểu hiện không rõ ràng. Thời gian ủ bệnh có khoảng 5 – 15 ngày. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ có những triệu chứng sau:
- Ở phụ nữ: Có dấu hiệu đi tiểu đau buốt hoặc muốn đi tiểu mà không đi được; Âm đạo tiết dịch bất thường, ngứa hay rát; Đau bụng hoặc đau khi quan hệ tình dục; Đau nhiều khi có kinh.
- Ở nam giới: Ở nam giới bệnh có biểu hiện rõ hơn ở nữ giới và thường xuất hiện các triệu chứng như: Niệu đạo tiết dịch hơi trắng hay vàng; Bỏng rát khi tiểu; Rát và ngứa quanh bao quy đầu; Đau ở hậu môn hay tinh hòan hoặc lúc xuất tinh.
Chlamydia còn là nguyên nhân gây bệnh u hạch bạch huyết hoa liễu, biểu hiện là phù nề các bộ phận sinh dục ngoài, sưng đau hạch bẹn.
Chlamydia tiến triển như thế nào?
Chlamydia phát triển từ từ chứ không quá nhanh, ít nhất là 50% không có biểu hiện gì. Bệnh nếu không kịp thời điều trị về lâu dài sẽ tiến triển sang mãn tính. Do đó, sẽ rất nguy hiểm, hơn nữa lại lây nhiễm sang người khác.
Chlamydia gây ra biến chứng gì?
Chlamydia có thể gây ra các biến chứng như viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn ở nam giới, do đó có thể gây vô sinh. Ở nữ giới, biến chứng thường gặp là viêm tiểu khung (bao gồm viêm vòi trứng, buồng trứng, viêm phúc mạc chậu hông), viêm nội mạc tử cung, những biến chứng này chẳng những có thể gây vô sinh mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng (đặc biệt là viêm phúc mạc tiểu khung).
Tôi đang mang thai liệu bệnh có ảnh hưởng đến con tôi như thế nào?
Nếu nữ giới mà đang mang thai và bị nhiễm chlamydia thì khả năng nhiễm bệnh cho con trong khi sinh. Lúc đó, trẻ bị nhiễm bệnh sẽ nhiễm trùng mắt hoặc bị viêm phổi. Hoặc người phụ nữ mang thai mà nhiễm chlamydia cũng có khả năng sinh non là rất cao. Vì thế, khi chị em có bệnh mà đang mang thai cần phải hết sức lưu ý, cần phải thông báo bác sĩ ngay, để có phương án điều trị hợp lý.
Đồng thời, nếu chị em đang có ý định sinh con nên đi làm xét nghiêm trước để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm hoặc bệnh xã hội.
Điều trị Chlamydia như thế nào?
Hầu hết các trường hợp điều trị chlamydia bằng thuốc kháng sinh. Tùy theo mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị bệnh sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Trong quá trình điều trị người bệnh cần phải lưu ý, không quan hệ tình dục, không sử dụng các chất gây kích thích…
Với các trường hợp biến chứng cần có phương hướng điều trị cao hơn hoặc thường sẽ kết hợp nhiều biện pháp để làm tăng tính hiệu quả.
Đã được điều trị chlamydia khi nào có thể quan hệ tình dục trở lại?
Bạn không nên quan hệ tình dục trở lại đến khi bạn và bạn tình của bạn đã được điều trị khỏi hoàn toàn. Nếu bác sĩ của bạn kê một liều thuốc duy nhất, bạn nên đợi bảy ngày sau khi dùng thuốc trước khi quan hệ tình dục. Nếu bác sĩ của bạn kê đơn thuốc cho bạn dùng trong vòng ngày, bạn nên đợi đến khi đã uống hết tất cả các liều trước khi quan hệ tình dục.
Làm sao để phòng tránh lây nhiễm chlamydia?
Tất cả mọi người có thể tự bảo vệ bản thân khỏi bệnh chlamydia bằng cách:
- Xây dựng lối sống sinh hoạt tình dục lành mạnh: Duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài cả hai phía với người bạn đời đã được xét nghiệm và có kết quả kiểm tra âm tính với bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sử dụng bao cao su latex và tấm bảo vệ miệng đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ
Trên đây là những thông tin về bệnh chlamydia – một loại bệnh mắc nhiễm khá phổ biến hiện nay. Nếu có dấu hiệu bệnh hoặc bị mắc nhiễm các bệnh xã hội khác như bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh sùi mào gà, bệnh mụn rộp sinh dục… thì hãy liên hệ tới Phòng khám đa khoa Thiên Hòa. Các chuyên gia sẽ tư vấn và hướng dẫn cách điều trị bệnh sao hiệu quả nhất.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Chữa Bệnh phụ khoa tại Thiên Hòa, ở đó chữa cả bệnh ngứa âm đạo nựa đó :3. Lắp đặt Giàn phơi thông minh và Lắp đặt Mái Hiên Di Động tại Hoàng Long để được phục vụ tốt hơn^^ Thím nào thích chơi gunny lau hoặc Phong vân lau thì pm e nhá